Uống bia vào thời điểm nào tốt nhất và những ai không nên uống bia?

0
118

Bia rất tốt cho sức khỏe nếu được uống ở mức vừa phải vào thời điểm thích hợp, vậy uống bia vào thời điểm nào là tốt nhất?

Uống bia vào thời điểm nào tốt nhất?

Để tận hưởng bia một cách tốt nhất, bạn nên uống bia trong hoặc trước bữa ăn. Một cốc bia có thể kích thích tiêu hóa và làm cho bạn thấy thèm ăn và ngon miệng. Khi đã rót bia ra cốc, bạn nên thưởng thức ngay, tránh để quá lâu sẽ làm tăng nhiệt độ của bia và giảm chất lượng.

Bia thường là một thức uống giải khát được ưa chuộng bởi nhiều người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc uống bia trong khi ăn cơm được coi là tốt hơn so với việc chỉ uống bia mà không ăn. Điều này bởi vì trong cơm có chứa nhiều tinh bột và chất xơ, giúp ngăn cản hấp thụ cồn vào máu, từ đó giúp bạn cảm thấy ít bị say hơn nếu uống bia khi ăn cơm. Ngoài ra, việc ăn cơm trước khi uống bia cũng giúp bảo vệ dạ dày và ngăn ngừa quá trình hấp thụ cồn vào cơ thể.

Bia là thức uống giải khát yêu thích của nhiều người.
Bia là thức uống giải khát yêu thích của nhiều người.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng không có ngưỡng uống rượu bia an toàn chung cho mọi người, gần như mức nào cũng có thể gây hại. Mức uống phù hợp phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người. Tuy nhiên, nhìn chung, nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ không nên uống quá một đơn vị cồn, và không nên uống quá 5 ngày trong một tuần.

Một đơn vị cồn theo cách tính của Tổ chức Y tế Thế giới tương đương với 10 gram cồn nguyên chất, tức là khoảng 3/4 chai bia 330ml (5%), một ly rượu vang 100ml (13,5%), một cốc bia hơi 330ml, hoặc một chén rượu mạnh 30ml (40%).

Việc uống bia cùng đồ nướng làm tăng nguy cơ bệnh gout.
Việc uống bia cùng đồ nướng làm tăng nguy cơ bệnh gout.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không nên uống bia như:

  • Bệnh nhân cao huyết áp và bệnh tim: Bia rượu có thể gây kích thích tinh thần, làm giãn mạch và gây tử vong do vỡ mạch.
  • Bệnh nhân viêm gan: Bia gây ức chế chức năng gan và gây hại cho gan.
  • Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Bia có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu: Bia có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Bệnh nhân tăng nhãn áp: Tác động của bia đến người mắc bệnh này có thể gây mù lòa.
  • Người bị béo phì: Bia chứa nhiều calo, việc lạm dụng bia trong một thời gian dài có thể làm tích tụ mỡ và gây béo phì, xuất hiện “bụng bia”.
  • Trẻ em và phụ nữ mang thai.

Sơn Nam