Cách người xưa chống chọi với mùa hè nóng bức?

0
129

Người xưa trải qua mùa hè nắng nóng thế nào, khi chưa phát minh ra điều hoà, tủ lạnh…

Thời Tiên Tần, việc sử dụng và bảo quản đá viên vào mùa đông là một thói quen phổ biến. Người phụ trách việc này được gọi là lăng nhân.

Phòng băng, hay lăng thất, là nơi chứa đá và được sử dụng để trữ đá từ mùa đông cho đến mùa hè. Để bảo quản đá lâu hơn, người ta đã tìm ra cách giữ đá trong tầng hầm hay hầm băng. Tuy nhiên, vì mất mát đá nếu bảo quản theo cách này, nên người xưa thường tăng lượng đá dự trữ lên gấp 3 lần lượng cần thiết.

Thời Tiên Tần, người ta đào đá viên vào mùa đông và cất chúng trong hầm để sử dụng cho mùa hè nóng bức.
Thời Tiên Tần, người ta đào đá viên vào mùa đông và cất chúng trong hầm để sử dụng cho mùa hè nóng bức.

Trong thời Tống, việc quản lý sử dụng đá cũng được xem là quan trọng như quản lý ngựa, muối và trà. Bia giám, tương đương với tủ lạnh ngày nay, được dùng để cất trữ và bảo quản đồ ăn trong những ngày hè nóng bức. Nó là hộp đựng đá bằng đồng, có thiết kế giống như chữ “回” và được sử dụng để ướp lạnh các thức uống và thực phẩm.

Băng giám được ví như chiếc tủ lạnh thời cổ đại.
Băng giám được ví như chiếc tủ lạnh thời cổ đại.

Trường kỷ, bao gồm trường kỷ mây tre và trường kỷ gỗ, là loại giường phổ biến trong mùa hè. Trường kỷ có xuất xứ từ Kỳ Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Được làm từ tre kỳ trúc, trường kỷ mang lại cảm giác mát mẻ trong những ngày nắng nóng.Không có chiếu lạnh, người xưa có trường kỷ.

Quạt tròn, như quạt hương bồ, cũng là một dụng cụ phổ biến để giải nhiệt. Quạt hương bồ có hình dạng tròn và được sử dụng từ thời Tiên Tần – Hán, phổ biến đến thời Đường – Tống. Ngoài quạt hương bồ, người dân còn sử dụng các loại quạt có hình lục giác, bát giác và hình lá chuối để giữ mát trong mùa hè.

Hình ảnh ông lão cầm chiếc quạt tròn ngồi dưới bóng cây hóng mát xuất hiện nhiều tại các con đường, ngõ hẻm ở phương Nam.
Hình ảnh ông lão cầm chiếc quạt tròn ngồi dưới bóng cây hóng mát xuất hiện nhiều tại các con đường, ngõ hẻm ở phương Nam. 

Sơn KIm (Nguồn: Sohu)